Review chùa Ve Chai Linh Phước Đà Lạt – Địa điểm du lịch ấn tượng

Chùa ve chai Đà Lạt tuy không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Nhưng nếu bạn yêu thích sự mới lạ, độc đáo và muốn có những bức hình không đụng hàng với nhiều người khác, bạn chắc chắn không nên bỏ qua địa điểm du lịch […]

Đã cập nhật 4 tháng 8 năm 2022

Bởi hoangthitam

Review chùa Ve Chai Linh Phước Đà Lạt – Địa điểm du lịch ấn tượng

Chùa ve chai Đà Lạt tuy không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Nhưng nếu bạn yêu thích sự mới lạ, độc đáo và muốn có những bức hình không đụng hàng với nhiều người khác, bạn chắc chắn không nên bỏ qua địa điểm du lịch này. Hãy cùng Ttravel khám phá ngôi chùa Ve Chai Linh Phước trong bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu chùa Ve Chai Đà Lạt

Địa chỉ và hướng dẫn đường đi đến chùa Ve Chai Đà Lạt

Chùa Ve Chai - Linh Phước Đà Lạt
Chùa Ve Chai – Linh Phước Đà Lạt (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa ve chai Đà Lạt nằm tại số 120 đường Tự Phước, phường 11, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nhờ vị trí ngay ở trung tâm thành phố nên du khách rất dễ dàng tìm được chùa và thuận tiện để tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, bạn nên xác định trước lộ trình và địa điểm muốn đến.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Ve Chai Linh Phước không quá khó. Bạn chỉ cần chạy theo chỉ dẫn của Google Maps là sẽ đến đúng địa chỉ. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp không có điện thoại hoặc không đủ dung lượng, hãy đi theo chỉ dẫn sau. Lấy bùng binh chợ Đà Lạt làm mốc xuất phát, bạn đi qua cầu Ông Đạo rồi rẽ đến đường Trần Quốc Toản. 

Đi thẳng hết đường Hồ Tùng Mậu, bạn đến đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương. Tiếp tục đi theo quốc lộ 20 cho đến khi hết con dốc ở Trại Mát là đã gần đến nơi. Bạn chỉ cần để ý bức tượng Phật Di Lặc cách đó 800m rồi rẽ tay trái. Chùa Ve Chai Đà Lạt đã nằm ngay trước mắt. Hàng trăm hàng triệu mảnh ve chai lấp lánh dưới ánh nắng tạo nên không gian vừa đặc biệt vừa ấn tượng.

Địa chỉ chùa Linh Phước trên Google Maps: số 120 đường Tự Phước, phường 11, TP. Đà Lạt

Hướng dẫn đến chùa Ve Chai trên Google Maps
Hướng dẫn đến chùa Ve Chai trên Google Maps

Lịch sử xây dựng chùa Ve Chai

Hình rồng làm điểm nhấn cho kiến trúc chùa Linh Phước
Hình rồng làm điểm nhấn cho kiến trúc chùa Linh Phước (Nguồn: Sưu tầm) 

Ngôi chùa làm toàn toàn từ ve chai này có tuổi đời bao nhiêu năm? Đây có lẽ là câu hỏi không ít du khách đang thắc mắc. Chùa Linh Phước bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 1949 đến năm 1951 chùa được hoàn thiện. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như thiên tai, chiến tranh nên chùa ít nhiều không còn giữ nguyên hiện trạng. 

Vị chủ trì đời thứ 5 tên Thích Tâm Vị là người chịu trách nhiệm chính tiến hành thiết kế và xây dựng lại chùa. Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự đóng góp và tâm huyết của nhiều tăng ni phật tử ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trải qua hơn 30 năm, chùa Ve Chai Đà Lạt trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng, thu hút nhiều tín đồ Phật giáo trong nước và quốc tế. 

Tại sao lại có tên chùa Ve Chai? 

Ngay từ cái tên của chùa ve chai Đà Lạt đã khiến nhiều du khách lẫn người dân địa phương tò mò. Đúng như tên gọi, chùa Ve Chai được làm chủ yếu từ ve chai. Những mảnh thủy tinh từ nhiều chai lọ cũ được đập bể rồi trang trí lên các mảng tường trong chùa. Hầu hết mọi ngóc ngách dụng cụ của chùa đều có dấu hết của ve chai ốp xung quanh.

Chụp ảnh trong khuôn viên chùa Ve Chai Đà Lạt
Chụp ảnh trong khuôn viên chùa Ve Chai

Ở Việt Nam, không phải chỉ có duy nhất một công trình đính ve chai. Tuy nhiên, ngôi chùa Linh Phước vẫn mang nét độc đáo và đặc biệt hiếm nơi nào có được. Không phải là ngôi chùa lớn nhất, cũng không quy mô và đồ sộ nhất nhưng chùa Ve Chai Đà Lạt vẫn đủ sức gây ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu tiên du khách đặt chân đến. 

Những mảnh ve chai được lựa chọn kỹ càng, do các nghệ nhân đích thân đến làng gốm sứ Bát Tràng tìm kiếm. Chất lượng sành sứ ở ngôi làng cổ này không còn là điều đáng bàn cãi. Đó là lý do giúp từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong chùa Ve Chai cũng đầy tinh tế, tỉ mỉ. Từ vách chùa, tay nắm, bậc thang cho đến lan can đều mang đậm dấu dấu điển tích cổ xưa.

Mới nghe đến cái tên Ve Chai, không ít người có suy nghĩ lầm tưởng những món trang trí ở đây là vật không còn giá trị. Tuy nhiên, phải tận mắt chứng kiến và chạm trực tiếp vào các chi tiết trong chùa, bạn mới cảm nhận sự công phu và nghệ thuật này. Du khách đến đây đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú với ngôi chùa đặc biệt. 

Chùa Ve Chai có gì ấn tượng?

1. Phong cách kiến trúc độc đáo

Tòa tháp với kiến trúc độc đáo
Tòa tháp với kiến trúc độc đáo (nguồn: sưu tầm)

Điểm đặc biệt đầu tiên của chùa ve chai Đà Lạt so với nhiều nơi khác nằm ở lối kiến trúc độc đáo, khác biệt. Khuôn viên chùa Linh Phước tập hợp nhiều công trình và tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Không thể không nhắc đến hình dáng con rồng được tạo hình kỳ công và tinh xảo bao quanh tượng phật Di Lặc. Đứng từ xa nhìn vào bên trong chùa, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy ngay. 

Rồng có kích thước rất lớn, dài lên đến 49m nên mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện. Được biết, những nghệ nhân lành nghề phải sử dụng 12000 vỏ chai bia mới đính kết hết thân rồng. Đây có thể xem là biểu tượng nổi bật nhất của chùa Ve Chai Đà Lạt. Đến đây, đừng quên chụp hình check in nhé.

Ngoài tạo hình mới lạ thu hút du khách tứ phương, chùa còn có nhiều khu vực độc đáo khác. Bạn có thể đến hòn giả sơn, tượng Phật Di Lặc trên đỉnh. Sau khi đứng chụp hình và tham quan khu vực bên ngoài chùa, bạn sẽ bước đến khu vực chánh điện. So với những ngôi chùa khác ở Việt Nam, chánh điện này tương đối rộng với kích thước 22m x 33m. 

Không gian bên trong chùa nguy nga, lộng lẫy
Không gian bên trong chùa nguy nga, lộng lẫy (Nguồn: Sưu tầm) 

Đặt chân vào đây, du khách sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé, lọt thỏm giữa không gian rộng lớn, nguy nga. Thu hút ngay trong tầm mắt du khách là tiền đàn bảo tháp có kích thước chiều cao lên đến 27m. Đồng thời, những trụ cột bao bọc 2 bên được chạm khắc hình rồng tinh xảo cũng là điểm nhấn đáng chú ý. 

Những con rồng vàng khiến không gian thêm trang trọng và linh thiêng hơn. Chính điện của chùa là nơi thờ tự 324 tượng quan thế âm bồ tát. Được biết, bức tượng ở đây đã xác lập kỷ lục là bức tượng làm bằng bê tông cốt thép cao nhất ở Việt Nam với chiều cao 4,9m kể cả tòa sen. Bên ngoài thiếp vàng nguy nga, ở trước tượng là bức phù điêu. 

Ngoài hình ảnh Bồ Đề Thọ được chạm khắc đầy tinh xảo và sống động, kiến trúc của chùa Ve Chai Đà Lạt còn gây ấn tượng ở khu gian tờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Theo thông tin của vị chủ trì, toàn bộ khuôn viên chùa Linh Phước từ trong ra ngoài đều mang đậm hình ảnh rồng, phượng và các hoa văn điển tích bát âm, bát bửu, tứ thời, tứ quý. Thậm chí, các nghệ nhân đích thân ra Bát Tràng hoặc Bình Dương để mua miểng sành sứ tu sửa.

Ngôi nhà Tăng – nơi sinh hoạt, nghỉ dưỡng của các chư tăng trong chùa gồm có 3 tầng rộng rãi. Tịnh Đường nằm ở trên cùng với ao sen hình bán nguyệt. Phòng cho tăng chúng ở lại thuộc khu tầng giữa, tầng trệt. Chùa còn có cả thư viện và phòng khách ở chính giữa nhà tăng. Bức phù điêu thủy mặc và tháp Hòa thượng Thượng Quang Hạ giúp không gian trang nghiêm, sống động hơn. 

Chụp ảnh cùng những mảnh sành sứ được ốp lên tường
Chụp ảnh cùng những mảnh sành sứ được ốp lên tường (Nguồn: Sưu tầm) 

2. 18 tầng địa ngục đáng sợ

Đến chùa ve chai Đà Lạt mà không tham quan 18 tầng địa ngục là thiếu sót lớn. Đây chính là địa điểm thu hút và khiến du khách tò mò nhất. Liệu nơi này có phải là địa ngục đáng sợ trong truyền thuyết? Men theo con đường nhỏ dẫn xuống tầng 1, bạn sẽ thấy khu vực trưng bày đá phong thủy và các cổ vật của Việt Nam. Nếu bạn càng đi sâu càng có nhiều khung cảnh bí ẩn vô cùng đáng sợ.

Bắt đầu từ tầng 2, bạn sẽ chính thức bước vào cửa 18 tầng địa ngục. Đúng như tên gọi, phải đi hết 18 tầng dài 300m mới đến nơi. Giống như những gì mọi người thường nghĩ về địa ngục, ở đây có nhiều vật hình thù rùng rợn, kinh dị. Thậm chí, còn có cả cản Diêm Vương đang tiến hành xử tội những người làm việc xấu xa khi còn sống.

18 tầng địa ngục tại chùa Ve Chai Đà Lạt
18 tầng địa ngục (Nguồn: Sưu tầm) 

 18 tầng địa ngục nhằm giáo huấn con người về luật nhân quả, nghiệp báo và hướng người ta làm điều lương thiện. Tòa tháp cao 7 tầng là công trình nổi bật của chùa Linh Phước với chiều cao 37m. Tháp chuông ở tầng 2 được công nhận là quả chuông nặng nhất Việt Nam với trọng lượng 8,5 tấn. 

Mục Liên là nhân vật chính ở đây nổi tiếng với sự tích Bồ Tát Mục Liên. Nhờ sự hiếu thảo với cha mẹ đã giúp cứu mẹ khỏi khổ đau đầy đọa. Ba chữ Hiếu – Nhân – Nghĩa là những bài học bạn sẽ rút ra khi bước vào đây. Nếu có tinh thần yếu, bạn sẽ rất dễ hoảng sợ khi nhìn thấy các hình phạt mà con người phải chịu đựng trong 18 tầng địa ngục. Khu vực này mở cửa tham quan miễn phí. Trước cổng có bảng hướng dẫn nội quy chi tiết. 

3. Ngắm nhìn tượng sáp

Chùa ve chai Đà Lạt còn nổi tiếng với bức tượng sáp chân thực đến từng chi tiết. Được làm hoàn toàn từ sáp, hình dáng hòa thượng Minh Hạ Đức ngồi thiền được các nghệ nhân người Thái Lan thực hiện. Bức tượng này trở thành điểm nhấn của chùa Linh Phước. 

Tượng sáp giống hình dáng hòa thượng Minh Hạ Đức ngồi thiền
Tượng sáp giống hình dáng hòa thượng Minh Hạ Đức ngồi thiền (Nguồn: Sưu tầm)

4. Chùa Ve Chai nắm giữ nhiều kỷ lục đáng kinh ngạc

Chùa ve chai Đà Lạt không chỉ độc đáo và đặc biệt mà còn nắm giữ nhiều kỷ lục chưa có nơi nào thay thế. Các kỷ lục bao gồm:

  • Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Tượng phật trong nhà cao nhất 
  • Chùa được tạo bởi nhiều mảnh sành nhất 
  • Tác phẩm nghệ thuật “Song Tùng Bách Hợp” được xác nhận kỷ lục tại Việt Nam 
  • Tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam
  •  Tượng bồ đề Đạt Ma bằng gỗ cao nhất 
  • Bộ bàn ghế bằng gốc gỗ chạm 12 con giáp lớn nhất 
  • Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất 
  • Tượng quan thế âm bồ tát làm từ 600.000 bông hoa bất tử
  • Đường hầm xuống 18 tầng địa ngục dài nhất 
  • Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh Pháp lớn nhất

Xem thêm: Làng Đất Sét Đà lạt – Địa điểm du lịch nắm giữ 2 kỷ lục Việt Nam

Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Linh Phước Đà Lạt

Chùa Ve Chai Đà Lạt thu hút đông đảo giới trẻ
Chùa Ve Chai Đà Lạt thu hút đông đảo giới trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi tham quan chùa ve chai Đà Lạt nói riêng và những địa điểm tâm linh nói chung, du khách cần lưu ý những điều sau để không gây phản cảm:

  • Mang trang phục gọn gàng, lịch sự, không ngắn và không rách. Tốt nhất nên là áo quần dài tay, kín đáo.
  • Chùa không tính vé vào cổng mà khách được miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, chùa Linh Phước ngừng nhận du khách đến thăm viếng vào 17h mỗi ngày. 
  • Bước vào chùa, bạn phải đảm bảo trật tự, nghiêm trang, không gây ồn ào, rượt đuổi. Không phá hoại các công trình trong chùa, không ngồi hay vẽ bậy,… 
  • Từ chùa ve chai Đà Lạt, bạn có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như núi Lang Biang, nhà ga Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất, làng hoa Đà Lạt,…   

Chùa Ve Chai Đà Lạt chắc chắn sẽ là địa điểm thú vị và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn để bạn khám phá. Đặc biệt, nếu đi với người lớn tuổi, ắt hẳn các vị phụ huynh sẽ rất hứng thú. Chúc bạn và gia đình sớm có chuyến đi vui vẻ, hạnh phúc và tràn ngập kỷ niệm.

Tags: