Ga Đà Lạt được biết đến là nhà ga cổ nhất Đông Dương vẫn còn tồn tại ở Việt Nam cho đến bây giờ. Sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn châu Âu, nhà ga đã trở thành địa chỉ checkin nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây. Hãy cùng Ttravel khám phá về địa điểm du lịch thu hút này nhé!
Xem thêm: Vé Máy Bay Sài Gòn (TP. HCM) đi Đà Lạt giá rẻ, chỉ từ 99K năm 2023
Giới thiệu về nhà ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt ở đâu?
Ga Đà Lạt chỉ cách trung tâm thành phố 2.5km, tọa lạc tại số 1 đường Quang Trung, quận 10, TP Đà Lạt. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng ô tô hoặc xe máy đều rất thuận tiện. Thời gian di chuyển đến ga chỉ mất từ 8 -10 phút.
Giá vé ga Đà Lạt
Để tham quan địa điểm du lịch này, bạn sẽ phải mua vé vào cổng. Giá vé chỉ từ 10.000 đồng/người. Đây là mức giá rẻ nhất so với tất cả các địa điểm tham quan checkin khác tại Đà Lạt.
Ga Đà Lạt: Giờ mở cửa
Ga Đà Lạt sẽ mở cửa đón khách vào lúc 8 giờ sáng và đóng cửa lúc 16 giờ 30 chiều.
Thông tin liên lạc nhà ga Đà Lạt
Nếu bạn cần biết thêm các thông tin khác, bạn có thể chủ động liên hệ số điện thoại 02633.834.409 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Hướng dẫn đường đi tới ga Đà Lạt
Đường tới ga Đà Lạt rất dễ đi, ít kẹt xe nên việc di chuyển của du khách trở nên khá dễ dàng. Bạn có thể tham khảo tuyến đường di chuyển dưới đây:
- Du khách bắt đầu chuyến đi tại chợ Đà Lạt, đi qua cầu Ông Đạo.
- Tiến vào đường Trần Quốc Toản và đi theo hướng ra Quảng Trường Lâm Viên.
- Sau khi đến đường Yersin thì rẽ vào đường Nguyễn Trãi và chạy đến đường Quang Trung. Khi rẽ vào đường này, du khách sẽ thấy được ga Đà Lạt.
Xem thêm: Top 10 khách sạn Đà Lạt giá rẻ, view đẹp, tốt nhất 2022
Lịch sử ga xe lửa Đà Lạt
Ga Đà Lạt không chỉ đẹp mà còn sở hữu bề dày lịch sử lâu nhất trong tất cả các ga tàu Đông Dương. Được biết, ga tàu xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20 bởi bậc thầy kiến trúc Moncet và Reveron. Tổng kinh phí xây dựng công trình bề thế này là 200.000 france, được nhà thầu Võ Đình Dung giám sát và thi công.
Kiến trúc nhà ga lấy cảm hứng từ ngọn núi Langbiang nổi tiếng với tổng chiều dài là 66.5m, chiều cao 11m và chiều ngang là 11.4m. Nhìn chung, công trình có nhiều dấu ấn phương Tây, đặc biệt là Pháp bởi nó được xây dựng dưới thời Pháp thuộc. Cả tuyến ga có chiều dài là 84m, xuyên qua 5 hầm và sử dụng đường ray, đầu máy kéo răng cưa tại 16km đường núi hiểm trở. Tuyến đường răng cưa này được xem là đường ray độc đáo bậc nhất thế giới ở thời điểm đó.
Trong suốt thời gian thi công, tuyến ga Đà Lạt được chia thành 6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hoàn thành đoạn đường từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Tân Kỳ. Chiều dài đoạn này là 41km và được đưa vào sử dụng năm 1913.
- Giai đoạn 2: Hoàn thành tuyến đường từ Tân Mỹ đến sông Pha và đưa vào sử dụng năm 1919.
- Giai đoạn 3: Xây dựng tuyến đường từ sông Pha đến Eo Gió, hoàn thành vào năm 1928.
- Giai đoạn 4: Hoàn thành tuyến đường từ Eo Gió đến Đơn Dương vào năm 1929.
- Giai đoạn 5: Xây dựng tuyến đường từ Đơn Dương đi Trạm Hành và đưa vào sử dụng năm 1930.
- Giai đoạn 6: Hoàn thành tuyến đường từ Trạm Hành đến Đà Lạt vào năm 1933.
Xem thêm: Green Hill Đà Lạt – Review địa điểm check in cổng trời Bali
Check in “sống ảo” tại ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt được mệnh danh là địa điểm sống ảo đẹp bậc nhất mà bạn không nên bỏ qua khi đến xứ sở ngàn hoa này. Khi đến đây, du khách được thưởng lãm không gian cổ kính, độc đáo của không gian ga tàu. Song song với đó là hệ thống toa tàu cũ được thiết kế mới lạ, độc đáo với chất liệu gỗ mộc mạc. Tổng thể công trình mang lại nhiều góc checkin sống ảo mà du khách không nên bỏ qua. Một số góc sống ảo thần thánh được nhiều bạn trẻ thích thú:
Sân trước nhà ga
Du khách có thể chỉnh background để bắt trọn toàn cảnh nhà ga với phần mái chóp lạ mắt. Một bức ảnh đẹp tại đây sẽ đánh dấu việc bạn đã ghé thăm ga Đà Lạt.
Xem thêm: Top 8 rừng thông Đà Lạt – Địa điểm check in đẹp lung linh 2022
Phòng chờ mua vé
Đây là khung cảnh đẹp, giúp bức hình của bạn trông thật ấn tượng, độc đáo. Những ô cabin được lắp kính trong suốt tạo hiệu ứng ánh sáng tốt. Nhờ vậy mà bạn có thể dễ dàng có được bức ảnh thật nghệ thuật, lung linh.
Xem thêm: Hồ Trên Mây Đà Lạt: “Thánh địa sống ảo” view cực chất
Nơi trưng bày toa tàu gỗ
Nếu bạn thích concept vintage thì đừng nên bỏ qua không gian này. Những toa tàu tuy không còn được sử dụng nhưng nét cổ kính thì vấn được giữ nguyên. Được biết, hiện có một quán cà phê nhỏ ngay tại toa tàu. Đây là địa điểm checkin khá thú vị giúp bạn tạo nên bức ảnh đẹp, thu hút “triệu like”.
Xem thêm: Làng hoa Vạn Thành – Cập nhật đầy đủ thông tin, địa chỉ, giá vé 2022
Nội thất bên trong toa tàu
Vào một số dịp đặc biệt, nhà ga sẽ cho phép du khách được tham quan bên trong toa tàu. Phần nội thất toa tàu tuy không được mới nhưng vẫn giữ nguyên nét độc đáo, mới lạ trong từng chi tiết. Bạn có thể tận dụng khung cảnh này để tạo nên những bức ảnh “so deep” đầy ấn tượng.
Xem thêm: Review Làng Đất Sét Đà Lạt – Điểm du lịch siêu hot 2022
Đầu tàu hơi nước
Đầu tàu hơi nước là một địa điểm được giới trẻ ưa chuộng. Phần đầu tàu vẫn được giữ nguyên bản như trước, trông thật đẹp mắt. Bạn có thể cùng bạn bè tạo dáng thật đẹp bên đầu tàu để lưu giữ kỉ niệm khi đến đây.
Xem thêm: Review làng Cù Lần Đà Lạt – Điểm du lịch “hót hòn họt” 2022
Đường ray
Nếu đã đến ga Đà Lạt, bạn cũng đừng bỏ quên đường ray xe lửa. Tại đây, du khách được dịp bắt trọn không gian rộng thoáng, xa kia là mái ngói của nhà ga, bên dưới là phần đường ray dài vô tận. Giữa quang cảnh này, bạn hoàn toàn có thể tạo nên những bức ảnh sống ảo cực chill cùng nhóm bạn.
Xem thêm: Đi Đà Lạt mặc gì? Gợi ý cách mix trang phục đi Đà Lạt 4 mùa cho nữ
Một số địa điểm tham quan gần ga Đà Lạt
Sau khi tham quan ga Đà Lạt, bạn có thể ghé thăm một vài địa điểm gần đây như:
- Trường Cao đẳng sư phạm cách 1km;
- Vườn hoa thành phố cách 2km;
- Dinh 1 và Dinh 2;
- Hồ Than Thở;
- Vườn dâu tây.
Khởi hành từ ga Đà Lạt đi Trại Mát
Không chỉ có vậy, nếu muốn trải nghiệm cảm giác đi tàu Đà Lạt, bạn có thể bắt đầu chuyến hành trình đi từ Đà Lạt đến Trại Mát. Trại Mát là điểm đến cuối cùng của ga Đà Lạt. Khi đến đây du khách có thể ghé thăm chùa Linh Phước (tên gọi khác là chùa sành, chùa ve chai).
Giờ khởi hành đi Trại Mát
Mỗi ngày sẽ có 5 chuyến tàu từ Đà Lạt di chuyển đến Trại Mát tại khác khung giờ cố định sau:
- Chuyến 1: 7:50 – 09:15
- Chuyến 2: 9:50 – 11:20
- Chuyến 3: 11:55 – 13:25
- Chuyến 4: 14:00 – 15:30;
- Chuyến 5: 16:05 – 17:35
Du khách sẽ mất khoảng 45 phút để di chuyển từ Đà Lạt đến Trại Mát.
Giá vé ga Đà Lạt đi Trại Mát
Giá vé ga Đà Lạt đi Trại Mát như sau:
- Vé khứ hồi: 150.000 VNĐ/người;
- Vé đi 1 chiều: 80.000 VNĐ/người, chỉ áp dụng đối với đoàn 10 người trở lên.
Đối với trẻ em dưới 1m thì không cần mua vé. Đối với đoàn khách du lịch từ 20 người trở nên thì nên liên hệ trước với nhà ga để biết mức giá chính xác.
Một số lưu ý khi tham quan Trại Mát
Tuyến tàu đi Đà Lạt – Trại Mát được khá nhiều du khách lựa chọn trong chuyến du lịch của mình. Trong thời gian di chuyển, du khách có thể ngắm cảnh đẹp hai bên đường tàu và tranh thủ chụp vài bức ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái ngắm cảnh, bạn không nên đi tàu vào dịp lễ hay mùa du lịch. Bởi khi khách đông, nhân viên soát vé sẽ kiểm soát việc di chuyển của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt còn chạy không?
Hiện tại, ga Đà Lạt không còn chạy để vận chuyển hành khách mà chỉ hoạt động nhằm phục vụ khách du lịch. Ga hoạt động trong phạm vi 7km, di chuyển đến Trại Mát – nơi có nhiều địa điểm tham quan du lịch thú vị.
Địa chỉ ga Đà Lạt?
Ga Đà Lạt nằm tại số 1, đường Quang Trung, quận 10, TP Đà Lạt. Địa điểm này chỉ cách trung tâm thành phố 2.5km nên du khách có thể di chuyển bằng xe máy hay ô tô đều được.
Ga Đà Lạt là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi đến thành phố ngàn hoa này. Hy vọng với những thông tin Ttravel cung cấp, bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về địa điểm này. Đừng quên liên hệ Ttravel nếu bạn còn có thắc mắc cần được giải đáp nhé!