Thiền viện Trúc Lâm – Tham quan ngôi chùa đẹp tựa tiên cảnh bồng lai

Bên cạnh Trúc Lâm Yên Tử và Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong 3 thiền viện lớn ở nước ta. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng trăm lượt khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn, nơi đây quy tụ rất nhiều […]

Đã cập nhật 8 tháng 8 năm 2022

Bởi hoangthitam

Thiền viện Trúc Lâm – Tham quan ngôi chùa đẹp tựa tiên cảnh bồng lai

Bên cạnh Trúc Lâm Yên Tử và Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong 3 thiền viện lớn ở nước ta. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng trăm lượt khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn, nơi đây quy tụ rất nhiều tín đồ phật giáo đến hành hương. Nếu đang muốn tìm một nơi yên bình, thanh tịnh, rời xa cuộc sống xô bồ, bạn nhất định không nên bỏ qua địa điểm này. Hãy cùng Ttravel tiếp tục đọc bài viết và khám phá Thiền viện Trúc Lâm nhé! 

Lịch sử Thiền viện Trúc Lâm

Câu chuyện lịch sử hình thành nên Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt rất đặc biệt. Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 1986, ngài Thích Thanh Từ từng nằm mộng thấy mình đang ôm cổ một con chim phượng hoàng khi đang say giấc. Ngài nhìn thấy mình được bay lên trời cao vì được con chim nâng lên. Tuy nhiên, vừa mới bay thì ngài tỉnh giấc. 

Sau khi ngồi chiêm nghiệm về giấc mơ đêm qua, ngài nhận thấy khí hậu Đà Lạt đích thực là dành cho những bậc Tăng Ni tu hành. Hiếm có nơi nào vừa thanh tịnh lại mát mẻ trong lành như thành phố sương mù. Liền ngay sau đó, vị hòa thượng lập tức họa phác sơ đồ mà ngài muốn xây dựng Thiền viện trong tương lai. Khi tấm bản đồ hoàn thiện, ngài lên đường đi khảo sát núi Phụng Hoàng và nhận thấy đây là nơi phù hợp.

Xem thêm: Địa điểm du lịch tâm linh – Chùa Ve Chai Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt xây dựng tại núi Phụng Hoàng
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt xây dựng tại núi Phụng Hoàng – Nguồn: sưu tầm

Đến năm 1993, khi bản vẽ đã hoàn thiện, mọi thứ sẵn sàng, Ngôi chùa Trúc Lâm Đà Lạt được bắt tay vào khởi công xây dựng. Tuy có diện tích rộng lớn, nhiều chi tiết chạm khắc cầu kỳ nhưng nhờ đẩy nhanh tiến độ và tăng cường nhân công, Thiền viện chỉ mất 1 năm để hoàn thành. Người hiện thực hóa tấm bản vẽ thiết kế Thiền viện là hai kiến trúc sư Trần Đức Lộc và Vũ Xuân Hùng.

Ngoài ra, để góp phần tạo nên Thiền viện Trúc Lâm có kiến trúc độc đáo và nguy nga như hiện tại còn có sự góp sức của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ông cũng là người thiết kế chính Dinh Độc Lập. Vị trụ trì đầu tiên và cũng là người quy hoạch thiền viện là hòa thượng Thích Thanh Từ.

Có thể bạn quan tâm: Dinh 1 Đà Lạt – nơi lưu giữ dấu ấn một thời đã qua của đất nước

Thiền viện được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Trần Đức Lộc và Vũ Xuân Hùng
Thiền viện được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Trần Đức Lộc và Vũ Xuân Hùng

Thông tin cơ bản về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:

Tôn giáoPhật giáo 
Tông pháiTrúc Lâm Yên Tử
Khởi lập1994
Người sáng lập Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thông tin cơ bản của Thiền viện Trúc Lâm

Kiến trúc Thiền viện

Một trong những điểm đặc sắc nhất của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm ở phần kiến trúc. Bố cục thiền viện chia làm 4 khu vực chính: Khu tịnh thất hòa thượng, khu hòa thượng viện trưởng, khu vực ngoại viện, khu vực nội viện tăng và nội viện ni. Ngay từ khi mới những bước chân đầu tiên vào chánh điện, du khách chắc chắn sẽ phải choáng ngợp và kinh ngạc trước sự cầu kỳ của nơi đây.

Bức tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao lên đến 2 mét được đặt trang nghiêm ở khu chính điện rộng 192 m2. Tay phải tượng cầm đóa sen đang đưa lên, mô phỏng theo câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu”. Hai bên bức tượng cũng tức là hai bên chính điện có hình Bồ Tát Phổ Hiền đang cưỡi voi trắng 6 ngà và hình Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Những họa tiết điêu khắc chạm trổ ở đây cũng rất công phu và tỉ mỉ, thể hiện rõ cái hồn trong từng ánh mắt.

Tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni tại chùa Trúc Lâm Đà Lạt
Bức tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao lên đến 2 mét tại chùa Trúc Lâm Đà Lạt (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, xung quanh chánh điện còn có nhiều bức phù điêu cực kỳ bắt mắt. Đây là hình của 8 vị tướng của Đức Phật và các bao lam. Không gian Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nói chung và Chánh điện nói riêng luôn thanh tịnh và yên bình. Khi đến đây, du khách không thể không bất ngờ trước lầu chuông khổng lồ được gọi là Tham Vấn Đường.

Được biết, quả đại hồng chung trong lầu chuông này nặng 1,1 tấn. Bên cạnh đó vẫn có nhiều bức phù điêu khác mang đậm giáo huấn Phật giáo. Đây là nơi để Tăng ni phật tử nghe Hòa thượng giảng thiền vào mỗi 14 âm lịch. Du khách truyền tai nhau rằng, nếu đến vào lúc chuông gõ, bạn sẽ cảm nhận rõ âm vang sâu thẳm của chuông vọng vào tận tâm hồn. 

Bước ra khỏi vườn hoa, trước mắt bạn là hồ Tĩnh Tâm nằm trước mặt Chánh điện. Trong hồ có vô số loài cá và rùa được chăm sóc cẩn thận. Đây là khu vực để nhiều du khách dừng chân, ngồi ghế đế nghỉ ngơi hoặc vào chòi ngắm cảnh, hóng gió. Đừng quên trải nghiệm cảm giác chèo thuyền ra giữa hồ để cảm nhận không khí bình yên của thiền viện nhé.

Quả chuông nặng 1,1 tấn
Quả chuông nặng 1,1 tấn (Nguồn: Sưu tầm) 

Ở nội viện và ngoại viện có rất nhiều khu vực nhỏ khác với nhiều chức năng khác nhau. Đối với ngoại viện, du khách được tự do tham quan. Ngược lại, nội viện bao gồm Tăng Đường, Nhà Trù, Thiền Thất, Thiền Đường và Trai Đường thường chỉ dành riêng cho tăng ni của thiền viện. Ngoài ra, ở đây còn có nhà khách, Vườn Tổ, Thư Viện và phòng trưng bày. Khi bước vào trong điện ở Thiền viện Trúc Lâm, du khách không được phép chụp hình. 

Giờ mở cửa Thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt mở cửa vào 5h sáng và đóng cửa vào 21h tối mỗi ngày. Nếu có nhu cầu ở lại để tham quan thêm, du khách cần liên hệ trước với trụ trì để thiền viện sắp xếp nơi nghỉ ngơi.

Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có địa chỉ nằm ở đường Trúc Lâm Yên Tử, núi Phượng Hoàng, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là vị trí đắc địa, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Hiếm nơi nào lại vừa có mặt nhìn hồ Tuyền Lâm thơ mộng và lưng tựa núi vững chãi như thiền viện. Nhờ nằm ở trên ngọn đồi cao, xung quanh là thông bạt ngàn bao phủ giúp không khí luôn trong lành và dễ chịu.

Hướng dẫn du khách đường đến chùa Trúc Lâm

Đi cáp treo lên Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Đi cáp treo lên Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (Nguồn: Sưu tầm)

Để đi đến thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, bạn xuất phát từ trung tâm chợ Đà Lạt rồi băng qua phía đường cầu Ông Đạo. Sau khi rẽ trái vào Trần Quốc Toản, bạn đi thẳng tới đường 3 tháng 4 chạy qua đèo Prenn. Khi thấy tấm bảng chỉ dẫn đường lên núi Phụng Hoàng nghĩa là đã gần đến nơi. Gặp ngã 3, bạn rẽ phải vào đường Trúc Lâm Yên Tử, đi thẳng 2km sẽ thấy cổng Thiền viện Trúc Lâm nằm bên tay phải. 

Lựa chọn phương tiện di chuyển đến chùa

Vì đường đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt rất dễ đi nên bạn có khá nhiều lựa chọn về phương tiện di chuyển. Ví dụ như ô tô, xe máy, taxi. Nếu đi gia đình đông người thì thuê xe có tài xế riêng sẽ thoải mái và an toàn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử đi bằng cáp treo để có những trải nghiệm thú vị. Tuyến cáp treo từ đồi Robin thuộc khu du lịch cáp treo Đà Lạt sẽ đi thẳng lên đến Thiền viện Trúc Lâm, giúp bạn vừa đi vừa thưởng ngoạn ngắm cảnh.

Giá vé cáp treo Đà lạt đến Thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt không thu vé vào cổng. Tuy nhiên, nếu đi bằng cáp treo, bạn sẽ phải trả 70.000 VND/vé khứ hồi. Ngược lại, nếu chỉ đi một chiều thì giá vé là 50.000 VND/vé

Khóa tu ở Thiền viện Trúc Lâm Đà lạt 2022

Có không ít du khách lựa chọn đến thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt để tìm một chốn thanh tịnh, tạm quên đi cuộc sống xô bồ và gạt bỏ hết ưu phiền. Tham gia khóa tu viện ngắn ngày sẽ là đáp án thích hợp nhất giúp bạn chữa lành tâm hồn, giảm thiểu căng thẳng. Yêu cầu để tham gia khóa tu khá đơn giản, bạn chỉ cần tốt nghiệp lớp 12, nhận được sự đồng ý của người giám hộ và mang theo giấy giới thiệu của Bổn sư. 

Khóa tu ở thiền viện
Khóa tu ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 2022 (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu đang tham gia khóa học ở trường Phật địa phương, bạn phải hoàn thành trước khi đến Thiền viện. Đừng quên mang theo đủ giấy tờ tùy thân và một số đồ dùng cần thiết. Hầu hết mọi thứ trong thiền viện đều có đầy đủ. 

Kinh nghiệm và lưu ý khi tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Theo chia sẻ của những du khách đi trước, khi đến ngôi chùa Trúc Lâm Đà Lạt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Luôn đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, từ tốn nhẹ nhàng và không đùa giỡn. Đặc biệt không tụ tập gây ồn ào và buôn bán trong thiền viện.
  • Mang trang phục lịch sự, kín đáo, gọn gàng; không mang váy ngắn, không mang đồ rách.
  • Bỏ giày dép ở ngoài khi hành hương
  • Không chụp hình, quay phim ở khu chánh điện 
  • Không tự ý đi vào khu nội tăng và nội ni 
  • Chỉ khấn vái, không thắp nhang 
  • Thiền viện giữ xe miễn phí đối với xe máy 
  • Nếu đoàn của bạn có người già, nên tránh đi xuống hồ Tuyền Lâm vì đường này có 140 bậc thang khá cao. 
  • Ngoài thiền viện có quán chay, nhà hàng, quán cà phê và quầy lưu niệm 
Mang trang phục lịch sự khi đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Mang trang phục lịch sự khi đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (Nguồn: Sưu tầm)

Địa điểm du lịch gần Thiền viện Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm nằm trên trục đường có rất nhiều địa điểm tham quan du lịch khác ở Đà Lạt. Bạn có thể kết hợp để đi chung trong lịch trình: 

Một số khách sạn, resort gần Thiền viện

Nếu có nhu cầu nghỉ lại qua đêm sau khi tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Bạn có thể cân nhắc một trong số những khách sạn, resort và homestay Đà Lạt gần đây như: 

Quả không hổ danh là một trong những nơi linh thiêng nhất Việt Nam, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt luôn mang đến cảm giác an yên, thư thái và thanh tịnh cho mọi du khách. Trong chuyến du lịch sắp tới, hãy đến đây một lần để tự mình trải nghiệm nhé. Chúc bạn và gia đình sẽ có những ngày nghỉ vui vẻ và đáng nhớ!

Tags: